AI chỉ mất 10 giây để giải bài toán thi tốt nghiệp THPT

Có chatbot chỉ tốn trung bình 10 giây cho mỗi câu hỏi ở đề thi toán tốt nghiệp THPT năm 2025. Kết quả cho ra khá ấn tượng, nhưng không thể hiện rõ quá trình suy luận của AI.

Chiều 26/6, các thí sinh hoàn thành bài thi môn toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, với thời gian làm bài 90 phút. Đây là đề thi đầu tiên sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng hình thức mới, được cho là khó hơn so với những năm trước.

Trong khi đề toán năm nay có thể làm khó thí sinh vì dài, tốn thời gian, các chatbot AI không mất nhiều thời gian để xử lý. Để thử nghiệm độ hiệu quả của AI, Tri Thức - Znews sử dụng 4 chatbot bao gồm ChatGPT, Google Gemini, Claude AI và Grok AI để giải một số câu hỏi tự luận của đề thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Xử lý nhanh, kết quả "hên xui"

Các chatbot được sử dụng để trả lời phần câu hỏi ngắn của mã đề 0109. Trong đó, ChatGPT và Gemini cho ra kết quả đúng nhất với độ trễ ít. Cả 2 chatbot đều trả lời được 6 câu hỏi với thời gian từ 7-15 giây cho mỗi câu. Tuy nhiên, Gemini đã có thể giải được các bài toán trên với mô hình 2.5 Flash (không suy luận), giúp xử lý nhanh toàn diện.

Trong khi đó, Claude hoàn toàn thất bại ở khả năng tính toán, cho ra toàn bộ kết quả không đúng. Mặc dù được yêu cầu tính lại, chatbot của Anthropic vẫn đưa ra đáp án cũ. Grok trả lời đúng khoảng một nửa số câu hỏi, nhưng với thời gian phản hồi lâu (hơn 2 phút cho một câu).

Đối với ChatGPT và Grok, để giải được các câu hỏi này cần dùng đến phiên bản suy luận, sẽ tiêu tốn thời gian nhiều hơn. Gemini vừa xử lý với tốc độ rất nhanh, có thể chỉ 5 giây với câu nhanh nhất, vừa chỉ sử dụng mô hình 2.5 Flash.

Xét về tốc độ, Gemini có thời gian xử lý nhanh nhất, trung bình một bài chưa đến 10 giây, nhưng có lời giải phức tạp, rườm rà và khó theo sát hơn. Tiếp đến là mô hình suy luận của ChatGPT có trung bình thời gian xử lý là 25 giây. Trong khi đó, dù vẫn ra kết quả đúng, Grok mất rất nhiều thời gian suy luận, với 148 giây cho một câu hỏi độ khó tương đối.

Dù được hỏi bằng tiếng Việt, cả 3 mô hình đều thể hiện quá trình suy luận của mình bằng tiếng Anh. ChatGPT có phần mô tả ngắn gọn nhất, với nhiều hình ảnh minh hoạ, đồ thị, đoạn phân tích dễ hiểu. Gemini cũng làm rõ ra, trình bày theo thứ tự suy nghĩ của mô hình.

Riêng Grok có quá trình suy nghĩ giống con người nhất. Mô hình liên tục dùng những từ “tuy nhiên, khoan đã, ngược lại” để tự hỏi lại chính mình giống như cách một học sinh sẽ giải bài toán. Điều này có thể khiến chatbot tự làm quá lên vấn đề và chậm thời gian đưa ra kết quả

0コメント

  • 1000 / 1000